Bộ tích điện là một trong những giải pháp an toàn năng lượng giá rẻ phổ biến chủ yếu ở trong môi trường dân dụng. Không chỉ giá thành phù hợp với chi tiêu của hầu hết các hộ gia đình Việt Nam, thiết bị này còn khá linh động, dễ lắp đặt và di chuyển. Cấu tạo và vận hành đơn giản giúp Bộ tích điện đang dần trở thành một thiết bị phổ biến ở hầu hết các gia đình Việt.
Tuy nhiên, Bộ tích điện cũng có nhiều điểm hạn chế và người dùng cũng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định trang bị thiết bị này cho gia đình. Sau đây là một số thông tin hữu ích Minh Phát Tech xin gửi đến bạn đọc đề giải đáp cho câu hỏi Bộ tích điện là gì?.
Bộ tích điện là gì?
Bộ tích điện là thiết bị cung cấp nguồn điện dự phòng cho các thiết bị tiêu thụ khi nguồn điện chính bị gián đoạn hoặc gặp sự cố. Thiết bị này hoạt động như một nguồn điện tạm thời, cho phép các thiết bị duy trì hoạt động ổn định trong một khoảng thời gian nhất định hoặc đủ để người dùng tắt thiết bị một cách an toàn. Thông thường, năng lượng của Bộ tích điện thường được lưu trữ tại ắc quy, và thông qua một thiết bị chuyển đổi điện năng từ dòng điện một chiều sang dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều sau đó sẽ được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ.
Như vậy, có thể thấy khái niệm Bộ tích điện bao gồm tất cả các thiết bị sử dụng năng lượng dự trữ tại pin và có thể chuyển hoá thành dòng điện hữu ích cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ. Khái niệm bộ tích điện này bao gồm cả Bộ lưu điện – UPS, Bộ kích điện, và các thiết bị tích điện mini được thiết kế cho các mục đích chuyên dụng khác như quạt tích điện, đèn tích điện,…
Cấu tạo cơ bản của Bộ tích điện
Ở mỗi loại Bộ tích điện khác nhau sẽ có cấu tạo và thiết kế khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng. Tuy nhiên, Bộ tích điện thông dụng đều bao gồm các thành phần chính sau:
1. Ắc quy (Pin lưu trữ): Ắc quy / Pin là thiết bị lưu trữ điện phổ biến nhất trong các dòng bộ tích điện. Tuỳ vào công nghệ và chất lượng của Bộ tích điện mà ắc quy / pin này cũng được thiết kế một cách phù hợp. Các loại Bộ kích điện thời gian lưu trữ của pin thường dài hơn. Trong khi đó Bộ lưu điện có thời gian lưu điện ngắn do chỉ cần cung cấp thời gian an toàn để hệ thống máy chủ có thể tắt nguồn an toàn. Loại ắc quy / pin cũng sẽ được thiết kế khác nhau, trong khi các bộ kích điện thường được trang bị ắc quy giá rẻ phù hợp với nhóm khách hàng có chi tiêu thấp, thì Bộ lưu điện lại được trang bị các loại ắc quy chì-axit cao cấp không cần bảo dưỡng, hoặc thậm chí là các pin lithium-ion thế hệ mới.
2. Bộ sạc (Charger): Do hầu hết các Bộ tích điện đều lưu trữ điện năng tại ắc quy / pin, nên bộ tích điện đều được trang bị một bộ sạc rời hoặc đi kèm theo trong máy, với thông số được thiết kế phù hợp với dòng điện và điện áp của ắc quy để đảm bảo tuổi thọ và an toàn cháy nổ. Người dùng sẽ cần dùng bộ sạc để sạc ắc quy khi nguồn điện lưới được phục hồi.
3. Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển đóng vai trò quản lý và điều phối hoạt động của bộ tích điện, bao gồm: Bật/tắt chuyển đổi từ ắc quy sang thiết bị khi mất điện, và Bảo vệ hệ thống khỏi quá tải, quá nhiệt hoặc xả cạn ắc quy.
4. Bộ vỏ bảo vệ: Bộ vỏ bảo vệ có vai trò bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi tác động của môi trường như bụi, nhiệt độ và va đập, đồng thời ngăn ngừa hở điện và mất an toàn về điện trong quá trình sử dụng.
5. Bộ biến tần (Inverter): Để cung cấp điện cho hầu hết các thiết bị tiêu thụ điện, Bộ tích điện thường được trang bị một bộ chuyển đổi dòng điện 1 chiều sang xoay chiều với điện áp phổ biến là 220V ở Việt Nam.
Cơ chế hoạt động của bộ tích điện
Cơ chế hoạt động của bộ tích điện khá đơn giản, tương tự như các thiết bị sử dụng pin thông thường. Chúng đều sử dụng năng lượng được lưu trữ ở ắc quy hoặc pin để chuyển hoá thành năng lượng hữu ích cho các thiết bị tiêu thụ điện. Tuy nhiên, do bộ tích điện còn thường cần phải cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng điện dân dụng, nên bộ tích điện thường được trang bị thêm một bộ biến tần (inverter) nhằm chuyển đổi dòng điện một chiều sang xoay chiều.
Về chi tiết Cơ chế hoạt động của bộ tích điện, có thể khái quát qua các bước sau:
1. Khi nguồn điện chính hoạt động bình thường:
Nguồn điện từ lưới điện (AC) sẽ cung cấp điện cho bộ sạc (Charger) nạp năng lượng vào ắc quy để tích điện.
2. Khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định:
- Người dùng sẽ phải bật bộ tích điện một cách thủ công hoặc tự động bật đối với các dòng UPS Online
- Bộ Inverter chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ ắc quy thành dòng điện xoay chiều (AC) và cung cấp cho thiết bị.
3. Các chế độ bảo vệ của bộ tích điện (chỉ ở một số dòng Bộ tích điện cao cấp – UPS cao cấp)
- Chống sụt áp hoặc tăng áp: Ổn định điện áp đầu ra để bảo vệ thiết bị
- Chống quá tải: Ngắt nguồn nếu thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng của UPS
- Bảo vệ ắc quy: Ngăn ắc quy xả cạn để kéo dài tuổi thọ
- Lọc nhiễu điện: Đảm bảo dòng điện sạch và ổn định
Các loại Bộ tích điện thông dụng tại Việt Nam
Bộ tích điện có số lượng đa dạng các chủng loại và biến thể, tuy nhiên dựa trên nhu cầu sử dụng, ta có thẻ chia Bộ tích điện theo 3 nhóm chính sau:
1. Bộ tích điện được thiết kế dạng Bộ lưu điện – UPS
Bộ lưu điện – UPS là một dạng bộ tích điện được thiết kế chuyên dụng phục vụ nhu cầu cung cấp điện tạm thời cho các thiết bị tiêu thụ điện trong một khoảng thời gian ngắn, đủ để các thiết bị này có thể vận hành đúng quy trình trong một thời gian ngắn trong tình trạng nguồn điện chính bị đột ngột gặp sự cố hoặc mất điện. Loại Bộ tích điện này thường không cần thời gian lưu điện quá dài, chỉ cần đủ thời lượng để thiết bị điện có thể tắt nguồn đúng quy trình. Thay vào đó, bộ lưu điện (UPS) mà tập trung vào việc cung cấp điện đạt chuẩn với các thông số gần với điện lưới dân dụng nhất có thể, giúp bảo vệ các thiết bị tiêu thụ điện quan trọng khỏi hỏng hóc do sự cố điện.
Bộ lưu điện cũng được chia ra thành 2 loại chính theo chức năng đó là Bộ lưu điện Online và Bộ lưu điện Offline dựa theo chức năng và nhu cầu:
- Bộ lưu điện Online (UPS Online):
- Cung cấp nguồn điện liên tục bằng cách luôn chuyển đổi dòng điện.
- Phù hợp cho các thiết bị quan trọng, như máy chủ, hệ thống y tế.
- Bộ lưu điện Offline (UPS Offline):
- Phù hợp với các thiết bị không yêu cầu nguồn điện liên tục, ví dụ như máy tính cá nhân.
- Thích hợp cho các hệ thống mạng hoặc thiết bị văn phòng.
2. Bộ tích điện được thiết kế dạng Máy kích điện
Máy kích điện là một dạng bộ tích điện được thiết kế nhằm cung cấp điện trong một thời gian trung bình, thay thế cho nguồn điện chính trong trường hợp xảy ra sự cố về điện hoặc mất điện. Máy kích điện không tập trung vào chất lượng dòng điện đầu ra, mà tăng tối đa thời lượng điện có thể sử dụng.
Máy kích điện thường được sử dụng như một giải pháp dự phòng giá rẻ cho người dùng để đối phó với tình trạng mất điện kéo dài, hoặc nguồn điện di dộng do giá thành thường thấp hơn so với máy phát điện và tiện lợi sử dụng hơn.
3. Bộ tích điện được thiết kế cho một số mục đích sử dụng nhất định
Ngoài 2 dạng chính của bộ tích điện đã nêu ở trên, trên thị trường Việt Nam hiện nay còn phổ biến một số dạng bộ tích điện đặc biệt khác như quạt tích điện, đèn tích điện,… được thiết kế riêng để phục vụ các nhu cầu thông dụng của người dùng Việt như quạt mát, chiếu sáng. Bộ tích điện khi này sẽ được trang bị đi kèm các thiết bị thiết yếu, và giúp chúng có thể hoạt động trong các trường hợp mất điện cục bộ kéo dài hoặc trong trường hợp dã ngoại ngoài trời nơi không có sẵn điện.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giải đáp câu hỏi Bộ tích điện là gì? cùng cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của bộ tích điện. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp điện dự phòng cho gia đình mình, hoặc có nhu cầu trang bị một Bộ tích điện phù hợp, hãy liên hệ ngay đến hotline 0964.160.888 của Minh Phát Tech để được hỗ trợ miễn phí, và đừng bỏ qua các thiết bị Bộ tích điện cao cấp đang được phân phối trên website của chúng tôi sau đây: