UPS Online và UPS Offline là hai loại bộ lưu điện phổ biến nhất trong các thiết bị Bộ lưu điện – UPS dùng để cung cấp nguồn điện dự phòng. Hai loại UPS này được thiết kế nhằm phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau, trong khi UPS Offline thường được sử dụng cho các mục đích dân dụng, máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng nhỏ với chi phí rẻ, thì UPS Online lại được trang bị cho các hệ thông máy chủ, thiết bị y tế, hệ thống công nghệ thông tin cao cấp với chi phí cao hơn.
Sau đây là một số phân tích chi tiết sự khác nhau của hai loại UPS – Bộ lưu điện này:
So sánh tổng quan UPS Online và UPS Offline
Dưới đây là bảng khái quát các tiêu chí so sánh UPS Offline và UPS Online:
Tiêu chí | UPS Offline | UPS Online |
---|---|---|
Nguyên lý hoạt động | Chuyển mạch khi có sự cố | Hoạt động liên tục, không chuyển mạch |
Thời gian chuyển mạch | 2 – 10 ms | 0 ms (không có) |
Khả năng ổn định điện áp | Thấp | Cao |
Chi phí | Thấp | Cao |
Hiệu suất | Cao | Thấp hơn |
Ứng dụng | Máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng nhỏ, thiết bị gia đình | Máy chủ, thiết bị y tế, hệ thống mạng |
1. So sánh về Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của UPS Offline:
- UPS Offline chỉ kích hoạt khi nguồn điện lưới gặp sự cố (mất điện, điện áp quá thấp hoặc quá cao).
- Khi có điện lưới ổn định, thiết bị sẽ nhận điện trực tiếp từ nguồn, còn pin dự phòng sẽ ở trạng thái sạc.
- Khi có sự cố, UPS chuyển mạch sang sử dụng nguồn từ pin, cung cấp điện cho thiết bị.
Nguyên lý hoạt động của UPS Online:
- UPS Online luôn hoạt động, điện lưới đi qua bộ chỉnh lưu và biến đổi thành điện DC, sau đó biến đổi ngược lại thành điện AC nhờ bộ inverter trước khi cung cấp cho thiết bị.
- Điều này giúp cung cấp điện ổn định và liên tục cho các thiết bị mà không có thời gian chuyển mạch.
2. So sánh về Thời gian chuyển mạch
Thời gian chuyển mạch UPS Offline:
Thời gian chuyển mạch của UPS Offline vào khoảng 2 – 10 ms. Do khi điện lưới gặp sự cố (như mất điện, sụt áp hoặc quá áp), bộ cảm biến của UPS Offline cần một khoảng thời gian ngắn để phát hiện và xác định tình trạng này (khoảng 1 – 2 ms). Sau đó, Bộ inverter được kích hoạt và khởi động (để biến đổi điện DC pin sang AC sử dụng cho các thiết bị điện) thường mất thêm 1 – 8 ms tùy thuộc vào chất lượng của bộ inverter.
Thời gian chuyển mạch UPS Online:
Thời gian chuyển mạch của UPS Online bằng 0 do UPS Online luôn hoạt động liên tục. Dòng điện sẽ liên tục được chuyển đổi từ nguồn sang ắc quy DC, rồi sau đó lại được biến đổi ngược lại thành điện AC nhờ bộ inverter trước khi cung cấp cho thiết bị.
3. So sánh về Khả năng ổn định điện áp
Khả năng ổn định điện áp của UPS Offline:
UPS Offline thường được trang bị đầy đủ bộ chống sốc điện, quá tải, quá áp,… giúp ngăn ngừa các sự cố lớn về điện. Tuy nhiên, chúng lại không được trang bị thiết bị lọc các sự cố điện nhỏ, thứ thường gặp trong các nguồn điện thường và có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị yêu cầu nguồn điện ổn định như máy chủ, thiết bị y tế, hệ thống mạng.
Khả năng ổn định điện áp của UPS Online:
Nguồn điện cung cấp cho các thiết bị của UPS Online đều đã được chuyển đổi từ nguồn điện ắc quy sang dòng AC nên chúng có tính ổn định rất cao. Không chỉ ngăn ngừa các sự cố lớn về điện như sụt áp, quá áp,… UPS Online còn ngăn ngừa tất cả các sự cố nhỏ hơn như nhiễu điện, sóng hài,…
4. So sánh về Chi phí
Chi phí của UPS Offline:
UPS Offline thường có chi phí thấp do không cần trang bị nhiều công nghệ và thiết bị giúp UPS hoạt động liên tục và an toàn.
Chi phí của UPS Online:
UPS Online thường có giá thành cao với nhiều công nghệ và thiết bị giúp UPS hoạt động liên tục trong thời gian dài và cung cấp nguồn điện an toàn nhất cho các thiết bị điện. Ngoài ra, UPS Online còn được trang bị công nghệ có thể quản lý trạng thái hoạt động qua mạng từ xa, để đảm bảo UPS Online luôn được vận hành tốt nhất.
4. So sánh về Hiệu suất
Hiệu suất của UPS Offline:
UPS Offline chỉ sử dụng nguồn pin và inverter khi xảy ra sự cố về điện .Khi điện lưới ổn định, UPS chỉ sạc pin và duy trì các bộ cảm biến, không tham gia vào quá trình cung cấp điện. Điều này giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng, do đó hiệu suất cao và thường trên 95%.
Hiệu suất của UPS Online:
UPS Online hoạt động theo cơ chế chuyển đổi kép (double conversion). Nguồn điện AC từ lưới được chuyển đổi thành DC để sạc pin, sau đó được chuyển ngược lại thành AC để cấp cho thiết bị. Quá trình chuyển đổi kép này giúp ổn định điện áp, loại bỏ nhiễu, nhưng đồng thời gây ra một mức tổn thất năng lượng do các bước chuyển đổi giữa AC và DC. Tổn thất này khiến hiệu suất tổng thể có thể thấp hơn so với UPS Offline. Tuy nhiên, các thiết bị UPS Online hiện nay đã được trang bị các công nghệ hiện đại giúp tăng hiệu suất hoạt động (thường đạt 85 – 94%)
5. So sánh về Ứng dụng
Ứng dụng của UPS Offline:
UPS Offline phù hợp cho các ứng dụng cá nhân, văn phòng nhỏ không đòi hỏi sự ổn định điện áp cao, chẳng hạn như máy tính để bàn, các thiết bị gia đình.
Ứng dụng của UPS Online:
UPS Online được khuyến khích cho các ứng dụng cần nguồn điện ổn định, liên tục như hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, các thiết bị y tế nhạy cảm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản để phân biệt UPS Online và UPS Offline. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc thắc mắc khác về hai dòng thiết bị lưu điện UPS này, hoặc còn đang chưa biết nên trang bị UPS nào, hãy liên hệ ngay đến hotline Minh Phát Tech 0964.160.888 để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi mới nhất.
Tham khảo thêm các sản phẩm Bộ lưu điện – UPS đang được phân phối tại Minh Phát Tech: