Tất tần tật về chế độ bypass của UPS

Tất tần tật về chế độ bypass của UPS

Tự động chuyển sang chế độ Bypass khi tải nhẹ – Tối ưu hiệu quả vận hành

Chế độ Bypass tự động khi tải nhẹ giúp hệ thống UPS vận hành hiệu quả hơn. Giảm hao phí năng lượng và tăng tuổi thọ thiết bị. Đây là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo ổn định nguồn điện. Tìm hiểu chế độ này qua bài viết của Minh Phát Tech dưới đây.

Chế độ Bypass trong UPS là gì?

  1. Khái niệm

Chế độ Bypass trong hệ thống UPS là trạng thái mà trong đó dòng điện từ lưới điện được chuyển trực tiếp đến tải mà không đi qua bộ chỉnh lưu (Rectifier) và bộ nghịch lưu (Inverter). Mục tiêu là duy trì nguồn điện liên tục cho thiết bị mà vẫn đảm bảo an toàn. Ngay cả khi hệ thống UPS gặp sự cố hoặc hoạt động không cần thiết.

  1. Các loại chế độ Bypass phổ biến

Bypass tĩnh (Static Bypass): Tự động chuyển nguồn điện sang chế độ bypass thông qua bộ chuyển mạch tĩnh (thyristor hoặc relay) khi phát hiện lỗi nghiêm trọng hoặc yêu cầu khẩn cấp.

Bypass thủ công (Manual Bypass): Người vận hành chủ động chuyển UPS sang chế độ bypass bằng thao tác tay. Thường dùng khi bảo trì hoặc kiểm tra hệ thống.

Bypass tự động theo tải: UPS tự nhận diện khi tải tiêu thụ ở mức thấp. Và chuyển sang chế độ bypass nhằm tiết kiệm năng lượng và tối ưu hiệu suất.

  1. Khi nào chế độ Bypass được kích hoạt?

Quá tải: Khi tải vượt ngưỡng công suất UPS cho phép. Hệ thống sẽ chuyển sang bypass để bảo vệ.

UPS gặp lỗi: Bộ nghịch lưu, chỉnh lưu hoặc bo mạch điều khiển bị sự cố.

Tải nhẹ: Khi công suất tiêu thụ xuống thấp, hệ thống sẽ tự động chuyển bypass để tránh vận hành không hiệu quả.

Tất tần tật về chế độ bypass của UPS
Tất tần tật về chế độ bypass của UPS

Nguyên lý hoạt động khi tải nhẹ

Khi hệ thống UPS hoạt động ở mức tải thấp trong thời gian dài, hiệu suất chuyển đổi điện năng sẽ giảm đáng kể. Gây lãng phí năng lượng và tăng hao mòn linh kiện. Để khắc phục, nhiều dòng UPS tích hợp tính năng tự động chuyển sang chế độ Bypass khi tải nhẹ.

  • Xác định ngưỡng tải nhẹ

UPS được cài đặt ngưỡng tải thấp, phổ biến trong khoảng 15–20% công suất định mức. Khi mức tiêu thụ điện giảm xuống dưới ngưỡng này trong một khoảng thời gian xác định. Hệ thống sẽ cân nhắc chuyển đổi chế độ.

  • Tự động chuyển mạch

Bộ vi xử lý bên trong UPS liên tục giám sát mức tải. Khi phát hiện tải duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, bộ điều khiển sẽ kích hoạt mạch chuyển đổi, đưa hệ thống sang chế độ Bypass. Tức nguồn điện được cấp trực tiếp từ lưới, bỏ qua các khâu chuyển đổi.

  • Tránh chuyển mạch liên tục

Để bảo vệ thiết bị và tránh dao động nguồn không cần thiết, hệ thống được lập trình thêm thời gian trễ chuyển đổi. Chỉ khi tải duy trì ổn địnớh dưi ngưỡng trong khoảng thời gian định sẵn. Quá trình chuyển mạch mới được thực hiện. Ngược lại, khi tải tăng trở lại, UPS sẽ tự động đưa hệ thống quay lại chế độ vận hành bình thường.

  • Điều kiện an toàn để hoạt động

Chế độ này chỉ nên hoạt động khi nguồn điện lưới đủ ổn định. Không có nguy cơ sụt áp, tăng áp hoặc nhiễu điện. Do đó, hệ thống UPS cần được tích hợp khả năng giám sát chất lượng điện lưới.

Lợi ích khi sử dụng chế độ Bypass tự động

Việc tích hợp chế độ Bypass tự động khi tải nhẹ mang nhiều lợi ích thiết thực. Đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hiệu suất năng lượng và chi phí vận hành.

  • Tối ưu hiệu suất năng lượng

Khi tải ở mức thấp, hoạt động của bộ nghịch lưu trở nên không cần thiết. Chuyển sang chế độ bypass giúp dòng điện đi trực tiếp từ lưới đến tải. Loại bỏ các khâu chuyển đổi trung gian và giảm thất thoát năng lượng. Điều này đặc biệt hiệu quả trong các khung giờ tải thấp như ban đêm.

  • Giảm hao mòn linh kiện

Bằng cách hạn chế hoạt động không cần thiết của các bộ phận như inverter và rectifier. Chế độ bypass tự động góp phần kéo dài tuổi thọ linh kiện bên trong UPS. Ít hoạt động hơn, giảm thiểu rủi ro hư hỏng do nhiệt và tăng độ bền tổng thể.

  • Tiết kiệm chi phí vận hành

Giảm điện năng tiêu thụ đồng nghĩa với giảm hóa đơn tiền điện. Đồng thời, tuổi thọ linh kiện cao hơn cũng giúp giảm tần suất và chi phí bảo trì, thay thế. Đây rất quan trọng với doanh nghiệp có hệ thống UPS hoạt động liên tục.

  • Vận hành thông minh, linh hoạt hơn

Chế độ bypass tự động giúp hệ thống UPS phản ứng linh hoạt theo tình trạng tải thực tế mà không cần sự can thiệp thủ công. Việc này giảm khối lượng công việc cho nhân viên vận hành. Nâng cao độ tin cậy và tính tự động hoá trong quản lý năng lượng.

Tất tần tật về chế độ bypass của UPS
Tất tần tật về chế độ bypass của UPS

Các dòng UPS hỗ trợ chế độ này

Chế độ Bypass tự động khi tải nhẹ ngày càng được tích hợp trong các dòng UPS Online hiện đại. Nhằm đáp ứng yêu cầu tối ưu hoá năng lượng và vận hành thông minh.

  1. UPS Online hiện đại tích hợp sẵn tính năng

Nhiều dòng UPS công nghệ cao hiện nay đã hỗ trợ khả năng tự động chuyển sang bypass khi phát hiện tải nhẹ. Các thương hiệu uy tín như:

  • Hyundai: Các dòng UPS online công suất từ 1kVA đến hàng trăm kVA đều hỗ trợ quản lý tải thông minh. Cho phép cấu hình chế độ bypass tự động thông qua giao diện người dùng
  • ECOs: Chuyên cung cấp các dòng UPS Online tích hợp tính năng tiết kiệm năng lượng. Phù hợp với môi trường văn phòng và trung tâm dữ liệu.
  1. Tích hợp phần mềm quản lý và cấu hình linh hoạt

Các dòng UPS hiện đại thường cho phép:

  • Cài đặt ngưỡng tải thấp để xác định thời điểm kích hoạt chế độ bypass.
  • Thiết lập thời gian trễ trước khi chuyển đổi nhằm tránh dao động không cần thiết.
  • Theo dõi trạng thái hoạt động và hiệu suất thông qua phần mềm giám sát từ xa (như SNMP manager, WebUI, hoặc phần mềm chuyên dụng của hãng).

Việc lựa chọn dòng UPS có tích hợp sẵn chế độ bypass tự động không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng mà còn nâng cao tính tự động và độ bền cho toàn hệ thống điện.

Lưu ý

Dù chế độ Bypass tự động khi tải nhẹ mang lại nhiều lợi ích. Việc triển khai cũng cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

  1. Không sử dụng ở nơi có điện lưới không ổn định

Chế độ bypass cho phép nguồn điện lưới đi trực tiếp vào tải. Nếu lưới điện thường xuyên gặp sự cố, việc kích hoạt bypass có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị. Trong các khu vực này, nên duy trì UPS hoạt động ở chế độ chuyển đổi kép để đảm bảo.

  1. Cần UPS có chức năng chuyển mạch an toàn

Chuyển đổi giữa chế độ inverter và bypass cần diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, nên lựa chọn những dòng UPS có bộ chuyển mạch tĩnh (static switch) chất lượng cao. Giúp bảo vệ tải nhạy cảm như máy chủ, thiết bị y tế, hệ thống điều khiển tự động…

  1. Cấu hình thông số hợp lý để tránh chuyển mạch liên tục

Nếu ngưỡng tải hoặc thời gian trễ chuyển đổi được cài đặt không phù hợp, UPS có thể liên tục chuyển qua lại giữa chế độ vận hành và bypass. Việc này làm giảm tuổi thọ các linh kiện như rơ-le và bộ chuyển mạch. Cần điều chỉnh thông số theo đặc điểm tải thực tế và mức độ dao động điện.

  1. Theo dõi vận hành qua phần mềm giám sát

Sử dụng phần mềm giám sát sẽ giúp theo dõi hiệu suất hoạt động. Thống kê thời gian ở chế độ bypass, cảnh báo khi có lỗi hoặc tình trạng bất thường. Đây là công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá vận hành.

 

 

 

Post a Comment